Các chuyên gia pháp lý thường giải thích, áp dụng luật dựa trên hoàn cảnh riêng của từng trường hợp, một nhiệm vụ đòi hỏi sự linh hoạt về trí tuệ và sự hiểu biết sâu sắc về xã hội, cũng như các mối tương tác. Mặc dù, AI có thể giúp tự động hóa các nhiệm vụ thông thường như tóm tắt hồ sơ pháp lý, nhưng nó gặp khó khăn trong việc diễn giải những chi tiết theo đúng sắc thái của luật, đặc biệt là với các vụ kiện, vụ án không đơn giản.
Hơn nữa, việc hành nghề luật về cơ bản là nỗ lực của con người, phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng giao tiếp và trí tuệ cảm xúc. Luật sư phải có khả năng hiểu được cảm xúc và quan điểm của các bên, xây dựng mối quan hệ và thuyết phục người khác, bao gồm cả thẩm phán và bồi thẩm đoàn. Những kỹ năng mềm không thể thiếu trong nghề luật này lại là những lĩnh vực mà AI còn thiếu sót nghiêm trọng.
Ngoài ra, những cân nhắc về đạo đức cũng cần được chú ý. Việc sử dụng AI trong việc đưa ra các quyết định pháp lý có thể gây ra những lo ngại nghiêm trọng về tính đạo đức và công bằng. Các vấn đề thiên vị trong AI, tính minh bạch trong quá trình ra quyết định và trách nhiệm giải trình đối với các quyết định do AI tạo ra là những thách thức nan giải.
Giám đốc điều hành, các vị trí lãnh đạo
Vai trò lãnh đạo đòi hỏi tầm nhìn rộng lớn, nhanh trước bất cứ điều gì khác xảy ra, nhưng AI chưa có được điều này. Thậm chí, những yếu tố như tư duy chiến lược, khả năng ra quyết định, khả năng động viên, truyền cảm hứng và xây dựng đội nhóm là những thứ trọng tâm mà AI khó có thể đạt tới.